Bệnh mề đay vật lý và những điều cần biết
Bệnh mề đay vật lý được hiểu là tình trạng phát ban xuất hiện có liên quan tới các yếu tố vật lý như áp lực, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời,… Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ gồm 2 dạng bệnh cấp tính và mãn tính. Cùng tìm hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh mề đay vật lý trong bài viết dưới đây.
Phân loại mề đay vật lý, nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh mề đay vật lý được chia thành nhiều loại dựa trên các tác nhân gây bệnh, cụ thể bao gồm:
+ Lằn vẽ da (dermographism):
Đây là dạng khá phổ biến của bệnh mề đay với các biểu hiện dễ nhận thấy trên da, bệnh xuất hiện nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể kéo dài vài năm hoặc nhiều năm.
Nguyên nhân gây mề đay lằn vẽ da là do dị ứng các đồ dùng cá nhân như áo ngực, dây thắt lưng, đồng hồ,… hoặc các vật khác gây đè nén, thiết lên da. Ngoài ra bệnh có thể xuấy hiện do căng thẳng.
+ Mề đay do nhiệt:
Bệnh xuất hiện khi thời tiết nóng bức, cơ thể chảy mồ hôi hoặc do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó còn xảy ra khi người bệnh bị stress, hồi hộp, bị sốt hoặc khi ăn thức ăn cay nóng,..
Các triệu chứng thường xuất hiện ở lưng, ngực và cánh tay. Trên da xuất hiện phát ban đỏ rất nhỏ, chỉ khoảng 2 – 3mm tạo thành từng chùm. Các nốt sần nhỏ trên da sau đó liên kết lại và thành mảng phát ban lớn. Tình trạng phát ban kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ sau đó giảm dần và mất đi. Kèm theo đó là các triệu chứng khó thở nếu bệnh nặng.
+ Mề đay lạnh:
Phát ban xuất hiện khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thời tiết lạnh. Đây là dạng bệnh mề đay vật lý khá phổ biến. Với những trường hợp tiếp xúc đột ngột với lạnh khiến cho phát ban nổi lên nhanh chóng, lan rộng có thể khiến người bệnh không kịp thích ứng.
+ Mề đay áp lực:
Là tình trạng da bị nổi đỏ, ngứa, có thể gây đau kéo dài khoảng vài giờ hoặc có khi cả ngày và lâu hơn.
Nguyên nhân là do vùng da bị một áp lực nào đó đè lên như thắt dây an toàn lâu, đeo đồng hồ chặt, vác đồ vật trong một thời gian dài,…
+ Mề đay ánh sáng:
Dạng bệnh này gặp phải do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, thường hiếm khi xảy ra.
+ Mề đay tiếp xúc:
Dạng bệnh này cũng hiếm gặp. Phát ban xuất hiện khi da tiếp xúc với các tác nhân như nước, cao su, hóa chất, lá cây,…
BÀI LIÊN QUAN:
Cách điều trị mề đay vật lý
Các trường hợp bị mề đay vật lý nếu nhẹ thường không cần điều trị, người bệnh chỉ cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh và chăm sóc da hợp lý sẽ nhanh khỏi bệnh.
Điều trị bằng tia cực tím giúp làm giảm nhanh triệu chứng phát ban, ngứa, đau trên da. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn và không bền vững.
Với các trường hợp bệnh nặng cần sử dụng thuốc chữa bệnh mề đay nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh. Loại thuốc thường dùng là thuốc kháng histamine điều trị cho hầu hết các trường hợp, trừ trường hợp bị nổi mề đay do áp lực dùng không có tác dụng. Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý tránh tiếp xúc với các tác nhân, tình huống gây nổi mề đay. Đây cũng là biện pháp phòng tránh và bảo vệ cơ thể trước bệnh nổi mề đay vật lý.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!